Cuộc đời là những chuyến đi

RSS

About

Đền Cảnh Xanh ở Tuyên Quang

Đền Cảnh Xanh (còn gọi là đền Cây Xanh) thuộc phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang). Đền được dựng theo hình chữ Đinh, gồm tòa tiền đường và hậu cung, mái được đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt với 4 đầu đao cong vút. Đền thờ Đức Thánh mẫu Thượng ngàn cai quản vùng núi.

Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn. Lễ chính đền vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch; ngày mùng 3 tháng Tư lễ vào hè; ngày 3 tháng Bảy lễ ra hè, ngày 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần; ngày 10 tháng Chạp lễ tất niên. Ngày lễ lớn nhất của đền là ngày 18 tháng Giêng âm lịch.

Theo truyền thuyết, thời Hùng Vương thứ 18, Tản Viên Sơn Thánh (con rể Hùng Vương) có một người con gái thông minh, xinh đẹp, văn võ toàn tài, húy là La Bình hay còn gọi là Cô Bé. Cô đi đến đâu, mưa tạnh, rét ngừng, muông thú ùa đến giao duyên làm bạn. Vua đã phong hiệu cho nàng là “Thượng ngàn công chúa cai quản các cõi rừng của Nam Giao”.
Dulichgo
Một hôm người dân khắp vùng mơ thấy Thượng Ngàn công chúa hạ giá se mây thăm thú đại ngàn. Từ trên trời cao, nàng nhìn xuống Lô giang, dòng sông khúc quanh khúc lượn, ghềnh đá chênh vênh, trăng gác đầu non hắt hiu ánh vàng trải xuống dòng sông mềm như dải lụa. Thấy phong cảnh hữu tình, nàng hạ giá nghỉ lại nơi đây (đền Cảnh Xanh ngày nay).

Sáng ra, ai cũng kể lại giấc mộng đêm qua, rồi cùng nhau đến nơi xem xét. Lạ thay, nơi đây chỉ còn lại một cây xanh, thân rễ đan xen, cành lá rủ xuống giống như động tiên thiên hình vạn trạng.

Thấy sự kỳ lạ, mọi người mang hương hoa đến vái lạy, rồi lập một am nhỏ tại gốc cây để tuần rằm nhang khói. Thời gian trôi đi, cây xanh đã phủ kín am thiêng, thấy không tiện cho việc thờ phụng lâu dài, người dân trong vùng đã dâng lễ xin Bà chúa Thượng ngàn cho lập đền thờ trong khu vực cây xanh như hiện nay.

Đền Cảnh Xanh được dựng theo hình chữ Đinh, gồm toà tiền đường và hậu cung, mái được đắp nổi rồng chầu mặt nguyệt với bốn đầu đao cong vút cánh điệu.

Trong đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật có giá trị, như quả chuông đồng cổ, 3 bức đại tự bằng chữ Hán và 5 đạo sắc thời Nguyễn. Lễ chính đền vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch; ngày mùng 3 tháng Tư lễ vào hè; ngày 3 tháng Bảy lễ ra hè, ngày 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần; ngày 10 tháng Chạp lễ tất niên.
Dulichgo
Ông Nguyễn Đình Khược, Trưởng đền Cảnh Xanh cho biết: Từ đêm giao thừa Mậu Tý đến nay, nhà đền đã đón hơn 7.000 lượt khách tham quan, đông gấp rưỡi năm trước. Ngoài bà con trong tỉnh, còn có rất đông du khách từ Hà Nội, Hải Phòng và cả những đoàn khách từ miền Nam ra ghé thăm. Hiện nay, nhà đền đang huy động công đức của du khách thập phương để xây dựng đền thờ Đức Thánh Trần, xây dựng cả khu nhà ăn, nghỉ của đền nhằm phục vụ nhu cầu tham quan du lịch tâm linh của đồng bào mọi miền Tổ quốc.

Theo Báo Tuyên Quang
Du lịch, GO!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét